Sê ri Blog: các phương thức cho một sự lựa chọn đúng đắn – Part 3: Cynefin framework

Đây là phần 3 của sê ri blog về các framework và cách thức trong decision making, critical thinking (suy tư phản biện) hay problem solving. Trong phần 3 này, tôi sẽ nói về một phương thức mang tên Cynefin framework (phát âm tiếng Anh là /kəˈnɛvɪn/ – “cơ nê vin”).

Những tình huống khác nhau thường cần những cách đáp trả khác nhau. Phương thức Cynefin giúp bạn hiểu được tình huống mà bạn đang gặp phải, từ đó có thể chọn ra một cách trả lời hay đáp lại hợp lý với tình huống đó. Phương thức này được phát triển bởi Dave Snowden vào năm 1999.

Cách sử dụng

Phương thức này chỉ ra 5 khu vực chính mà chúng ta có thể phân loại những tình huống hoặc vấn đề của chúng ta. 5 khu vực đó là:

  • Obvious (Hiển nhiên)
  • Complicated (Rắc rối)
  • Complex (Phức tạp)
  • Chaotic (Hỗn loạn)
  • Disorder (Lộn xộn, không theo trật tự)

Mục đính của chúng ta là hiểu ra tình huống/vấn đề này thuộc về khu vực nào trong số 5 khu vực đó và sau đó chọn ra hành động hợp lý nhất dựa theo tính chất của tình huống hay khu vực.

Hãy cùng xem xét cụ thể từng khu vực.


Khu vực Obvious

Cũng được biết đến với tên “đơn giản” hay “rõ ràng”, đây là khu vực của những best practices. Đây là nơi mà:

  • Vấn đề khá là quen thuộc và được định nghĩa một cách cụ thể
  • Các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả khá là rõ ràng
  • Tình huống ổn định

Rất nhiều vấn đề hoặc tình huống liên quan đến một quá trình nào đó đều rơi vào khu vực này. Đây là khu vực của “Biết những điều đã biết” (Biết câu trả lời cho một câu hỏi khá rõ ràng)

Cách giải quyết trong khu vực này thường rất hiển nhiên và không cần đến nhiều tri thức chuyên môn.

Cách đối mặt đúng đắn nhất trong tình huống ở khu vực này đó là sense-categorize-respond: bạn hiểu tình huống (sense), phân loại nó (categorize), rồi phản ứng bằng cách áp dụng những best practices đã được thiết lập.

Khu vực Complicated

Trong khu vực này, sẽ có thể có nhiều câu trả lời đúng nhưng chúng không hiện ra ngay lập tức. Đây là khu vực của “Không biết những điều đã biết” (Không biết câu trả lời cho một câu hỏi đã biết). Câu hỏi/vấn đề khá là rõ ràng nhưng chúng ta cần làm gì đó để trả lời.

Đó là lý do vì sao cách đối mặt đúng đắn nhất cho khu vực này đó là sense-analyze-respond. Sau khi đã hiểu tình huống, bạn cần phân tích để tìm ra câu trả lời, và những tình huống ở đây thường cần đến các tri thức chuyên môn. Các nhà chuyên môn nên giám định tình huống, nghiên cứu các sự lựa chọn và chọn ra tiến trình hành động.

Khu vực Complex

Trong khu vực này, chúng ta sẽ gặp phải “Không biết những điều không biết” (Không biết câu hỏi cũng như câu trả lời). Tình huống không được hiểu qua phân tích bởi vì chúng ta thậm chí còn chưa biết đến chúng. Và chúng ta cũng không biết cái gì cần được trả lời đầu tiên.

Vì thế cách tốt nhất là phải thử nghiệm trước để hiểu về vấn đề. Sau đó giải nghĩa được vấn đề mà bạn đang phải đối mặt và từ đó đáp trả lại. Mục tiêu là để hiểu được vấn đề đủ để chúng ta có thể chuyển tình huống sang khu vực số 2 – Complicated nơi mà dễ đối phó hơn.

Khu vực Chaotic

Khi mà mọi thứ không nằm trong kiểm soát, tình huống rơi vào khu vực Hỗn loạn. Đó là khi nguyên nhân và kết quả không theo một mối quan hệ rõ ràng nào.

Ở đây, điều đầu tiên chúng ta cần đó là thiết lập một sự ổn định để gói gọn tình huống. Chỉ khi đó chúng ta mới bắt đầu điều tra khảo sát vấn đề và đưa tình huống về khu vực số 3 – Complex.

khu vực hỗn loạn cũng đưa đến một cơ hội cho những cách giải quyết mới lạ vì chúng ta có thể có cách nhìn cởi mở hơn trong tình huống này.

Khu vực Disorder

Nếu bạn không biết mình đang ở trong tình huống hay khu vực nào, bạn đang ở trong khu vực không theo trật tự. Mục tiêu của chúng ta ở đây đó là nhanh chóng tìm ra khu vực mà bạn đang rơi vào và tiếp tục giải quyết từ đó. Chúng ta cũng có thể chia vấn đề ra thành những phần nhỏ và phân loại chúng vào từng khu vực cụ thể.


Làm thế nào để biết bạn đang ở khu vực nào

Tóm tắt lại framework (tiếng Anh). Nguồn: wikipedia

Đầu tiên, bạn phải làm quen với từng khu vực và học về những tính chất của từng vấn đề hay tình huống trong khu vực đó. Sau đây là một số câu hỏi mà bạn có thể dựa vào để tìm ra khu vực mà bạn đang ở:

  • Bạn có biết nguyên nhân hay cái gây ra tình huống này?
  • Tình huống có đang nằm trong tầm kiểm soát hay không?
  • Bạn hiểu và biết về nó đến mức nào?
  • Bạn có cần tri thức chuyên môn để giải đáp?

Takeaway – Bài học

Ý tưởng chính của Cynefin framework đó là những tình huống hay vấn đề khác nhau cần được nhìn nhận và giải quyết theo cách khác nhau. Bạn cần phải tìm ra loại tình huống mà bạn đang gặp phải và chọn ra cách trả lời hợp lý với sự giúp đỡ của framework này :).

Đừng quên follow Facebook Page của The Light Collector để nhận những thông tin mới nhất nhé. Mình cũng đang có ý định bắt đầu viết newsletter – giống như một tuyển tập các thông tin/ kiến thức bổ ích mà mình gom nhặt được hàng tuần. Nếu bạn có hứng thú thì điền email dưới đây và chờ đợi mail của mình vào tháng 8 nhé!

* indicates required

Comments are closed.