6 điều tôi học được từ việc huấn luyện chó mèo

Topic lần này có hơi khác lạ một chút so với những chủ đề blog mà tôi từng viết cho The Light Collector. Có thể các bạn đã quen với những bài tôi viết về phát triển bản thân, về cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề, về xin việc và học tập ở nước ngoài… Lần này, tôi muốn chia sẻ những bài học và những câu chuyện nhiều khi khá là mắc cười, qua kinh nghiệm huấn luyện mèo và dẫn mèo đi du lịch của tôi.

Có thể bạn đã biết qua kênh YouTube hoặc Instagram đó là việc tôi mới bắt đầu nuôi một em mèo. Đặt tên là Moku (墨の音読み), là cách đọc onyomi của từ Kanji có nghĩa là mực (ink). Tạm gọi là Inky Cat. Moku là boy đã chào tạm biệt 2 hòn ngọc quý giá (no shame). Ẻm nó mới được 4.5 tháng, vẫn mới bỡ ngỡ bước vào đời, rất ham chơi và nghịch ngợm.

Ngay ngày thứ 2 sau khi Moku về với gia đình, tôi đã đi mua vòng cổ và dây để dẫn em đi dạo một cách an toàn. Sau gần 2 tháng huấn luyện mèo, tôi đã nhận ra nhiều điều cảm tưởng còn to tát hơn cả những gì tôi trải nghiệm hàng ngày.


1. Nghiêm túc với những mối quan hệ mà bạn thiết lập

Tôi đã từng nuôi 2 em mèo khác được 4-5 năm. 3 năm trước, vì một vài lý do, tôi phải gửi cho người khác nuôi. Đó là một khoảng thời gian buồn. Lý do chính là vì tôi, một người dị ứng mèo, không thể sống một cách thoải mái với những 2 bạn mèo. Lý do thứ 2 là vì tôi muốn dành thời gian chơi với chúng, nhưng cũng cần thời gian để học tập, tìm việc làm, đi giao lưu với bạn bè… Nhất là thời tiết San Francisco quá đẹp, tôi muốn dẫn mèo đi chơi, đi du lịch cùng.

Khi tôi quyết định nuôi mèo trở lại, tôi đã suy nghĩ rất kĩ. Tôi không muốn lịch sử lặp lại. Tôi muốn Moku không chỉ là một con mèo, một con vật nuôi hay thú cưng, mà còn là một người bạn đồng hành và là thành viên trong gia đình.

When you sign up for a relationship, or anything, take it seriously.

Trước khi chấp nhận vào làm việc ở một công ty, bạn đã gặp và bạn biết ai sẽ là sếp của bạn. Đối với bạn, mối quan hệ đó quan trọng đến đâu? Bạn coi người đó chỉ là một manager – người quản lý trong một công việc mà bạn làm để gọi là có tiền. Hay bạn coi người đó còn là leader, là mentor – một người thầy mà bạn có thể học hỏi, người có thể chỉ giáo và lãnh đạo?

Khi bạn đi date, rồi thổ lộ tình cảm với ai đó (khi bạn “in a relationship”) bạn coi mối quan hệ này như là một công cụ để hẹn hò cho vui, hay bạn thực sự coi trọng người mà bạn đang quen và những gì 2 người có với nhau?

Hoặc đơn giản như là trước khi bạn mua một món đồ, bạn có suy nghĩ “Liệu mình có thực sự cần nó không?”, “Mình sẽ sử dụng nó vào mục đích gì, như thế nào?”, “Mình có dùng nó một cách có ích không?”

Một mối quan hệ, cho dù là với người hay với chó mèo, là cả một “commitment”. Một khi bạn đã đồng ý bắt đầu mối quan hệ đó, thì bạn phải nghiêm túc với nó, phải coi trọng nó, phải work hard để mối quan hệ được thành công.

Vì thế nên tôi hốt phân mều, cho mều ăn 3 bữa, chơi với mều và dẫn mều đi dạo, chỉ mong đợi một tiếng meo thân yêu là đã tan chảy cả trái tim rồi.

Ngày đầu tiên dẫn Moku đi ra công viên:


2. Đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác

Bài học này có lẽ không cần phải nhắc lại cũng đã quá hiển nhiên, và tôi cũng đã từng đề cập đến ví dụ như là ở blog 7 bài học tôi nhận ra sau 10 năm sống ở nước ngoài.

Để huấn luyện mèo (hay chó, hay người) thành công, bạn phải làm bài tập về nhà. Trước khi đón Moku về, tôi đã đọc sách, đọc internet, xem YouTube và tìm hiểu quá trời về LOÀI MÈO. Con người chúng ta tưởng là đã hiểu về mèo, nhưng thực ra mèo vẫn còn nhiều bí ẩn số. Hiểu được những điều nho nhỏ như là “mèo không thể nhìn các vật ở quá gần”, sẽ giải thích cho việc tại sao mèo nhà bạn cắn phải tay bạn khi bạn cho em nó ăn.

Tôi cũng đọc và hiểu về nhiều concept trong việc huấn luyện động vật, như là positive reinforcement hay conditioning. Qua đó, tôi luyện cho Moku đeo harness bằng cách đeo harness lúc cho ăn. Như thế em nó sẽ kết nối việc ăn (positive experience) với việc đeo harness.

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

Bằng cách tìm hiểu tình huống và đặt mình vào vị trí của người khác, bạn sẽ hiểu được động cơ và lý do trong hành động của người khác, và vì thế có thể giúp đỡ họ, hoặc giải quyết được mâu thuẫn.

Mọi người hay ca thán về chuyện các mối quan hệ xã hội phức tạp, hay hiểu lầm nảy sinh mâu thuẫn… Tôi thì thấy nhiều khi con người chúng ta quá may mắn vì ít nhất là còn có thể NÓI CHUYỆN với nhau. Chứ chó mèo nhà tôi chúng nó có bị đau ở đâu, có kêu tôi cũng chẳng hiểu được… Vì thế bạn đừng quên: đi kèm với việc cố gắng hiểu người khác thì cũng nên giúp người khác hiểu mình bằng cách communicate effectively nhé.


3. Biết giới hạn mà bản thân cho phép và truyền đạt nó với người khác

Là một người chủ, bạn được ở vị trí cao hơn chó mèo một chút: bạn là người “set the rules” trong nhà. Bạn là người quyết định có cho phép cún trèo lên sofa hay không. Bạn là người quyết định mèo nhà bạn được phép nhảy lên tủ bếp hay không.

Đó cũng có thể được gọi là “boundary” – ranh giới giữa việc bạn cảm thấy ok và không ok.

Know your boundaries and communicate them.

Nhiều người không biết boundary của họ, hoặc không truyền đạt chúng cho người khác, làm cho cả họ và người trong mối quan hệ đó không thoải mái. Một số ví dụ của boundary đó là:

  • Trong tình yêu, bạn muốn cả 2 người độc lập một chút và muốn người yêu không nhắn tin/ gọi điện quá nhiều xâm lấn vào thời gian riêng của bạn.
  • Trong công việc, bạn muốn sếp cho bạn tự lập plan cho project và không tham gia quá nhiều vào những chi tiết tỉ mỉ.
  • Với cún cưng, bạn muốn cún phải đi bên cạnh mình khi đi bộ trên vỉa hè và không chạy nhảy lung tung.
  • Với người yêu, bạn muốn họ quan tâm hỏi thăm đến gia đình tại vì gia đình rất quan trọng đối với bạn

Tất cả những gì chúng ta CẦN (Needs), và MUỐN (Wants) đều có thể chia ra làm các level của boundary:

  • Must-have: Những gì bạn bắt buộc phải có
  • Nice-to-have: Những gì bạn thích có nhưng không nhất thiết bắt buộc
  • Strict No: Nói không với chúng

Boundary càng rõ ràng thì càng dễ nói chuyện hay thương lượng với “đối tác” trong mối quan hệ mà bạn có.


4. Kiên nhẫn, quyết đoán, và đưa ra thông tin chính xác

Đây có lẽ là bài học lớn nhất trong việc huấn luyện chó mèo.

Không phải tự nhiên mà chó nhà tôi nghe lời đến vậy. Cũng không phải do thông minh bản năng mà Moku biết ngồi hay biết bắt tay. Mất một thời gian dài, nhiều mồ hôi và (thi thoảng) máu để có được ngày hôm nay (haha).

Để huấn luyện thành công, bạn phải kiên nhẫn. Không phải ngày một ngày hai là chúng có thể hiểu bạn muốn gì ở chúng. Bạn muốn được thăng chức? Bạn phải kiên nhẫn. Bạn muốn có việc mới? Bạn phải kiên nhẫn. Đừng bỏ cuộc.

Để huấn luyện thành công, bạn phải biết communicate với chó mèo theo cách để chúng hiểu. Đó là gì? Thiết lập các “luật” và lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi luật đó được thấm vào bộ não của chó mèo.

Ví dụ, bạn không thể lúc thì “Cấm đi tè trong nhà”, lúc thì lại “Thôi đang sáng sớm đi tè trong nhà cũng được”. Đây là cách communication không uy tín, không hiệu quả, và rất confusing cho động vật. Đến lúc sau chúng tè trong nhà thì bạn lại mắng chúng, vậy có phải là oan ức không?

Be patient and consistent.

Với mối quan hệ xã hội cũng thế, nếu bạn nói một đằng làm một nẻo, hoặc là hôm trước nói A hôm sau nói B thì không ai có thể tin tưởng bạn được.


5. Biết điều chỉnh cảm xúc

Tôi dám chắc rằng các ông bố bà mẹ có con nhỏ rất hiểu điều này. Nhiều khi dạy mãi chúng nó không nghe lời hoặc không hiểu, bực mình không tả nổi. Thế nhưng mà cũng chẳng làm gì được. Người bực mình là chúng ta thôi…

Đừng để hoàn cảnh xung quanh tác động đến cảm xúc của bạn.

Nhất là với động vật, rất khó để chúng hiểu rằng bạn đang giận dữ và giận dữ vì điều gì.

Tôi nhớ khi Orthos, em chó nhà tôi, còn nhỏ, tôi và bạn trai muốn luyện để nó không nhảy chồm lên người khác khi chơi đùa hay để xin ăn. Orthos là dòng chó săn thỏ nên có thể sẽ phát triển khá lớn, nặng 30 – 35kg. Nhảy lên có thể sẽ làm người khác hay trẻ con sợ hãi đặc biệt là khi chúng tôi muốn đưa Orthos đi ra công viên đông người. Hồi đó với một chú cún con như Orthos thì chơi đùa với các em chó khác là sướng nhất quả đất. Chúng tôi hay dẫn Orthos đến dog park nơi mà có rất nhiều người chủ khác dẫn chó của họ đến giao lưu, chơi hay huấn luyện. Họ sẽ mang dog treats đến cho chó của họ và thường thì người nào có treats người đó được các chú cún vây quanh để xin ăn.

Có nhiều lần Orthos đòi nhảy lên để đớp lấy đồ ăn và đã bị “dằn mặt”. Nhưng với bộ não vẫn còn chưa phát triển, Orthos quên ngay bài học và lại chồm chồm lên nhiều lần nữa. Mỗi lần như vậy tôi và bạn trai rất bực mình và cảm thấy bất lực trong việc “dạy dỗ con cái”… 

Tuy nhiên, giận dữ mãi cũng đâu làm được gì nó đâu. Sau khi chỉnh sửa Orthos rằng nhảy lên là không tốt thì chỉ sau 5 phút Orthos sẽ quên đi là nó bị mắng. Vì thế chúng ta cũng nên quên sự giận dữ hay bực mình đó đi và “giữ một cái đầu lạnh” để có thể tập trung hưởng thụ những giây phút vui vẻ.

Take action and move on. Be in control of your emotion.


6. Timing is (almost) everything

Chó mèo, không như người, không tập trung được vào một thứ nhiều hơn 5 phút. Những sense của chúng rất khác người. Mùi, âm thanh, sự chuyển động… tất cả những tác động bên ngoài khiến chó mèo rất dễ mất tập trung, và vì thế không dễ “dạy dỗ” như là người.

Khi dạy chúng một điều gì đó, bạn phải truyền đạt nội dung ở đúng thời điểm, và với thông tin chính xác. Ví dụ như khi bạn muốn dạy chó bắt tay. Ngay sau khi cún làm được điều đó bạn phải khen ngợi và cho ăn treats ngay lập tức để cún có thể nhớ là “Ồ nếu bố đưa tay ra và mình cũng đưa chân trước ra thì mình sẽ được ăn”.

Timing is very important. Thời điểm là tất cả.

  • Để làm giàu từ stock, bạn cần biết thời điểm nào mua là tốt, thời điểm nào nên bán.
  • Bạn nên suy nghĩ liệu sau khi bạn gái đó chia tay nyc được 1 tuần có phải là thời điểm tốt để thổ lộ tình yêu.
  • Bây giờ có phải là thời điểm tốt để tìm việc mới?

Thời điểm quyết định 90% thành công.


Tóm lại

Hi vọng những lessons tôi học được qua việc huấn luyện chó mèo cũng có ích cho bạn :). Đừng quên chia sẻ suy nghĩ của bạn bằng cách comment vào blog nhé.

  1. Nghiêm túc với những mối quan hệ mà bạn thiết lập
  2. Hiểu hoàn cảnh và vị trí của người khác
  3. Biết giới hạn mà bản thân cho phép và truyền đạt nó với người khác
  4. Kiên nhẫn, quyết đoán, và đưa ra thông tin chính xác
  5. Làm chủ cảm xúc
  6. Thời điểm làm nên thành công

À quên, follow Instagram của Moku và Orthos nhé!

2 bé cám ơn bạn đã đọc blog!