Xin việc ở Nhật – khó hay dễ

Bạn có thể hơi ngạc nhiên khi thấy mình nhảy một phát từ chuyện du học Nhật ở bài viết đầu tiên, sang chuyện xin việc ở Nhật luôn trong bài viết thứ 2 này :))

Mình đã từng “kinh qua” cả 2, nên muốn chia sẻ với bạn kinh nghiệm của mình, và mong rằng bài viết này sẽ có ích không những cho người đang chuẩn bị xin việc mà kể cả các bạn chưa đi du học.

Để trả lời câu hỏi này, chúng mình cần nhìn vào chuyện xin việc ở Nhật qua một số khía cạnh khác nhau:

  1. Xin việc ở Nhật khó hay dễ với người nước ngoài ở Nhật?
  2. Xin việc ở Nhật khó hay dễ so với các nước khác?

Trong bài viết lần này, mình sẽ phân tích chuyện xin việc ở Nhật qua 2 góc nhìn trên.


Người nước ngoài xin việc ở Nhật – khó hay dễ

Ở đâu cũng vậy, tùy theo công ty, ngành học và vị trí bạn muốn làm, chuyện xin việc có thể rất khó khăn – ví dụ mất từ 4 tháng đến nửa năm để tìm được công việc ưng ý, hoặc có thể lại khá dễ dàng chỉ qua vài cuộc điện thoại.

Người nước ngoài ở Nhật, đặc biệt là sinh viên nước ngoài ở Nhật càng ngày càng tăng. (Bạn có thể đọc thêm về chuyện du học ở Nhật qua bài viết này của mình). Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nước ngoài ở Nhật có rất nhiều sự lựa chọn: học lên cao học tại Nhật, học lên cao học ở một nước khác, tìm việc làm ở nước nhà, hoặc tìm việc làm ở Nhật, vân vân.

Mình đã từng gặp và quen biết với rất nhiều bạn, sempai, kohai quyết định ở lại Nhật lập nghiệp, và đã kiếm việc thành công ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Kyoto…

Vậy quay lại với câu hỏi: tìm việc ở Nhật có khó cho người nước ngoài hay không?

Sau đây là một vài lý do khiến sinh viên nước ngoài tại Nhật cảm thấy áp lực khi xin việc và bỏ cuộc.


Lý do 1: Rào cản ngôn ngữ

Người ngoài cuộc (a.k.a mọi người ở nhà) hay tưởng là sau 2 hoặc 4 năm du học ở Nhật thì sinh viên phải rất thông thạo tiếng Nhật. Thực tế cho thấy, tùy vào cách bạn học tiếng Nhật, tiếng Nhật của nhiều bạn vẫn chỉ ở mức trung học (nghe, đọc), và ở mức tiểu học (nói, viết)… Nhiều bạn có bằng JLPT N1, N2 nhưng khi phải nói thì tắc tị hoặc nói nhưng không truyền đạt được nội dung.

Đã thế lại còn phải đi phỏng vấn cạnh tranh với người Nhật!

Lời khuyên ngắn của mình

Từ phút đầu tiên đặt chân sang Nhật, hãy cố gắng giao tiếp bằng tiếng Nhật càng nhiều càng tốt.

Sau khi đã đọc, viết, nghe, nói thạo tiếng Nhật giao tiếp hàng ngày thì bắt đầu học tiếng Nhật cho business. Bạn có thể search ビジネス日本語能力試験 và tìm hiểu để học và thi lấy bằng Business Japanese.

Thường các công ty vẫn quan tâm xem bạn có bằng JLPT hay không khi xem resume của bạn nên bạn phải cố gắng thi lấy N2 hoặc N1!

Hơn nữa, luyện mock interview(模擬面接) càng nhiều càng tốt, vừa để có tự tin khi phỏng vấn mà còn luyện khả năng ứng biến bằng tiếng Nhật.

Một phút promo: Mình còn rất nhiều tips và lời khuyên hữu ích cho người nước ngoài (người Việt Nam) khi đi xin việc ở Nhật, bao gồm việc viết rirekisho như nào, luyện mensetsu ra sao… Mình sẽ viết dần dần. Nếu bạn tò mò thì like/follow Facebookgửi email cho mình. Khi nào mình biên soạn xong “giáo trình” mình sẽ báo cho những bạn đã đăng kí!

Đọc cuốn ebook “Cẩm nang xin việc ở nước Nhật” do mình biên soạn.


Cúi chào cũng là một văn hóa

Lý do 2: Rào cản văn hóa

Cũng giống như tiếng Nhật, đừng “tưởng bở” rằng sống ở Nhật 2 – 3 năm là bạn đã hiểu hết văn hóa Nhật. Khi đi kiếm việc, bạn phải hiểu và biết cách sử dụng văn hóa đi làm của người Nhật. Cái này nhiều sinh viên trẻ người Nhật cũng không quen, mặc dù họ là người Nhật. Lý do là vì văn hóa “shakaijin” của Nhật không giống như khi bạn đi học ở trường hay đi làm thêm.

Ví dụ, cách viết business email là cả một nghệ thuật – bạn sẽ dùng các từ ngữ, câu và kính ngữ khác so với tiếng Nhật thông thường. Hoặc là cách trao đổi business card (名刺), thứ tự và vị trí ngồi trong phòng họp, cách gõ cửa khi vào phòng và cách chào khi ra khỏi phòng phỏng vấn…

Tất nhiên, nhiều công ty không quan tâm lắm nếu bạn không sử dụng văn hóa văn phòng ở Nhật. Nhưng nếu bạn làm được thì sẽ gây được ấn tượng rất tốt vì nó chứng tỏ rằng bạn đã bỏ công ra học và áp dụng chúng mặc dù chúng không thuộc về văn hóa của bạn.

RẤT QUAN TRỌNG trong xin việc ở Nhật. Các bác jinji (HR) của Nhật, khi họ tìm hiểu về bạn hay bất cứ các candidate nào khác, họ để ý đến quá trình bạn đạt được cái gì đó nhiều hơn là kết quả bạn đạt được. Hơn nữa, bạn sẽ gây ấn tượng tốt nếu bạn kể được một câu chuyện (episode) mà thể hiện được sự nỗ lực, không bỏ cuộc giữa chừng của bản thân mình.


Cuốn bản đồ các ngành công nghiệp của Nhật

Lý do 3: Thiếu hiểu biết về năng lực của bản thân và về các ngành công nghiệp ở Nhật

Đây thực ra là một trong các lý do phổ biến nhất, “đau đớn” nhất không chỉ cho người nước ngoài mà còn cho sinh viên Nhật nói chung.

Đối với người nước ngoài, bạn có lợi thế thứ nhất đó là khả năng ngôn ngữ: tiếng Anh hoặc tiếng mẹ đẻ. Lợi thế thứ 2 là khả năng học tập, “sống sót và tồn tại” ở nước Nhật, điều đó chứng tỏ bạn có khả năng thích ứng với môi trường mới, học nhanh hiểu nhanh và nỗ lực hết mình, không bỏ cuộc.

Nếu bạn biết mình thích làm gì trong tương lai, bạn sẽ dễ dàng tìm được ngành công nghiệp và list công ty mà bạn có hứng thú. Như thế, bạn sẽ có một chiến lược cụ thể khi xin việc.

Mình đã từng gặp nhiều bạn không biết nên target ngành nào nên cứ “thả lưới” cá nào cũng bắt. Nhược điểm của việc này là: các câu chuyện 自己PR không liên quan đến công ty/ngành mà bạn nộp entry, bạn phải viết rất nhiều 志望動機 cho các ngành khác nhau, không có chiến lược nên dễ bị áp lực và kiệt sức…

Điều này đúng với tất cả mọi thứ trên đời. Đi tìm người yêu, nếu bạn không biết mình thích mẫu người kiểu gì thì thả nhiều thính cũng chả bắt được đúng người mà còn mệt vì đi date quá nhiều :D. Trong business, chiến lược marketing cho các công ty nhỏ trong thị trường mới là đánh vào một segment nhỏ (niche segment). Qua đó, bạn có thể tập trung sức lực và resources vào một đấu trường mà khả năng chiến thắng sẽ cao hơn.


Lý do 4: Không biết các vị trí mà công ty Nhật hay tuyển và không match được kinh nghiệm của bản thân

Nếu bạn học 理系 tức là các ngành kĩ thuật, thường thì bạn sẽ có một số các kĩ năng cứng mà bạn muốn áp dụng sau khi ra trường. Bạn sẽ phải biết cách nói và PR các kĩ năng và kinh nghiệm đó khi xin việc. Nếu bạn học một ngành mà muốn chuyển sang ngành khác, bạn cần biết connect các kinh nghiệm đó vào vị trí mới bạn muốn theo đuổi.

Nếu bạn học 文系 – ngoại trừ các ngành finance hay banking – thông thường các bạn sinh viên không có một trọng tâm cụ thể. Ví dụ, business administration – rất chung chung. Marketing – vẫn quá rộng. Bạn cần biết các công ty Nhật hay tuyển 新入社員 ở các vị trí nào để xây dựng chiến lược của bản thân.

Trong số các ngành của Nhật, メーカー (manufacturing) tuyển nhiều người nước ngoài nhất. Vì ngành này ở Nhật rất mạnh nên phần trăm sinh viên mới ra trường cũng cao hơn. Trong メーカー, cho 文系 mình thấy nhiều công ty hay tuyển Sales, Sales Engineer (SE), Sales Admin, Sales support, Planning, SCM… để quản lý các chi nhánh của họ ở nước ngoài.

Bạn nên tìm hiểu và nói chuyện với sempai (OG, OB) để biết rõ hơn về các vị trí mà công ty hay assign 新入社員 người nước ngoài vào, và suy nghĩ xem mình có thích công việc đó không.

Một khi bạn đã hiểu hơn về công ty, về vị trí, bạn sẽ biết cách viết và nói về các câu chuyện (episode) mà thu hút sự chú ý của người tuyển, và thuyết phục họ rằng bạn là “người ấy”!

Ngoài các lý do trên, tùy theo từng cá nhân và từng ngành, sinh viên nước ngoài ở Nhật phải đối mặt với nhiều rào cản khác nhau. Với bạn thì sao? Comment cho mình biết nhé.


So với các nước khác, xin việc ở nước Nhật như thế nào?

Theo kinh nghiệm của mình, xin việc ở Nhật rất khác xin việc ở Việt Nam hay ở Mỹ.

Mỹ và Việt Nam gần giống nhau ở chỗ, kể cả cho sinh viên mới ra trường, các công ty đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm (cả cứng cả mềm), và mọi chuyện sẽ dễ hơn nếu bạn có “tay trong” – tức là có mối quan hệ với ai đó trong công ty.

Ở Việt Nam thì quá hiển nhiên rồi, nếu bạn có người quen trong công ty hay tổ chức thì bạn sẽ dễ được mời phỏng vấn và (tùy vào vị trí của người mà bạn quen) thậm chí công ty còn tạo ra job cho bạn luôn!

Ở Mỹ cũng tương tự. Công ty Mỹ xem resume và kinh nghiệm internship/ làm thêm/ hoạt động ngoại khóa rất kĩ. Kể cả vị trí junior, phần lớn job posting sẽ có phần nice-to-have skills: bạn sẽ có competitive advantage nếu bạn có kinh nghiệm sử dụng Excel hay SQL hay một số phần mềm mà công ty sử dụng. Nếu có người quen trong công ty, họ có thể refer bạn và resume của bạn sẽ được đến tay HR. Còn nếu không có người refer mà cứ gửi resume ầm ầm thì khả năng cao là resume sẽ bị máy tính tự động loại ra vì resume không có đủ các từ khóa cần thiết cho vị trí mà bạn chọn.

Ở Nhật, chuyện xin việc khác hoàn toàn. Công ty không quan tâm nếu bạn không có kinh nghiệm, tại vì phần lớn các công ty tuyển bạn với ý định sẵn là sẽ đưa bạn đi training, dạy bạn tất cả các thứ cần thiết, cho người (mentor) giúp đỡ bạn trong năm đầu tiên. Thay vì kinh nghiệm, công ty nhìn vào năng lực con người của bạn và tính cách/ cách làm việc để xem bạn có hợp với văn hóa của công ty không.


Với sinh viên mới ra trường, tuy nhiên, bạn sẽ không negotiate lương của mình như bạn có thể ở Mỹ, và nhiều khi bạn sẽ không biết mình được 配属 vào vị trí nào trong công ty.

Vì vậy, so với xin việc ở Mỹ hay Việt Nam, xin việc ở Nhật có cái khó và cái dễ của nó.


Xin việc, ở Nhật hay ở đâu đi chăng nữa, cũng là cả một quá trình tìm kiếm và tìm hiểu. Tìm hiểu thêm về bản thân, học và hiểu thêm về môi trường đi làm, văn hóa văn phòng. Tìm kiếm công ty và vị trí phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân mình.

Hi vọng bạn tìm được nhiều thông tin bổ ích từ bài viết của mình.

Comment dưới đây nếu có chủ đề nào bạn muốn đọc hoặc nếu bạn có câu hỏi liên quan đến chủ đề tìm việc ở Nhật.

Follow/ like Facebook của mình để biết khi nào mình có bài mới.

Cuối cùng, nếu bạn có hứng thú đọc và sử dụng “giáo trình” xin việc ở Nhật mà mình biên soạn thì tìm hiểu thêm ở đây nhé.