Sắp xếp cấu trúc và giải quyết vấn đề theo một cách có hệ thống
Issue Trees cũng giống như là bản đồ của vấn đề. Chúng mang đến cách nhìn rõ ràng và có hệ thống vào vấn đề mà bạn cần giải quyết. Nó giúp bạn chia một vấn đề lớn thành những phần nhỏ và dễ quản lý hơn, và giúp bạn sắp xếp thứ tự để ưu tiên giải quyết phần nào trước. Nói một cách khác, Cây Vấn Đề rất hữu dụng cho chiến lược “Chia nhỏ và Chinh phục”.
Cây Vấn Đề cũng có ích cho việc phải trình bày vấn đề với người khác, bởi vì nó cho thấy bản đồ của bài toán.
Có 2 loại “cây” chính:
- Cây Vấn Đề (Problem Tree) – được tạo ra bằng cách trả lời câu hỏi “Tại sao?”
- Cây Giải Quyết (Solution Tree) – được tạo ra bằng cách trả lời câu hỏi “Như thế nào?”
Cây Vấn Đề – Problem Tree
Một cây vấn đề tốt phải bao trùm được toàn bộ vấn đề. Nó cần phải chính xác. Sau đây là một số những nguyên lý cơ bản để tạo ra được một cây vấn đề.
1. Bắt đầu phá vỡ vấn đề thành những mục lục, những nhánh nhỏ
2. Sử dụng nguyên tắc MECE (viết tắt của Mutually Exclusive, Collectively Exhaustive)
- Mutually Exclusive: nghĩa là không có sự trùng lặp giữa những phần khác nhau của cây.
- Collectively Exhaustive: nghĩa là bao gồm toàn bộ vấn đề
3. Không đi vào những chi tiết nhỏ hay những giả thuyết cụ thể: tập trung vào việc chụp lại những category rộng mà tạo nên vấn đề chúng ta đang cần xem xét.
4. Áp dụng quy luật 80/20: tập trung vào một vài phần của vấn đề mà gây ra ảnh hưởng lớn nhất. Cách tính phạm vi ảnh hưởng tốt nhất là phải dựa vào số liệu chứ không phải đoán mò.
Cây Giải Quyết
Một khi bạn đã chọn ra một vài phần cụ thể của vấn đề mà bạn muốn tập trung giải quyết, thì tiếp theo bạn có thể tạo ra một Cây Giải Quyết.
- Nhìn vào một phần cụ thể của vấn đề và đặt câu hỏi “Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện hoặc sửa đổi việc này?”
- Vạch ra những category của cách giải quyết
- Lập ra các ý tưởng trong mỗi category
Điểm mạnh của cách suy nghĩ rất có cấu trúc này đó là: làm việc mà có sự thúc ép thực ra sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn.
Example
Hãy cùng xem xét một ví dụ để tạo ra một Issue Tree. Hãy coi như bạn làm ở Product Team ở một công ty và bạn cần tìm hiểu xem tại sao khách hàng lại không sử dụng một chức năng rất quan trọng của sản phẩm. Vấn đề đó sẽ là bước khởi đầu.
Chúng ta sẽ chia nhỏ vấn đề ra thành từng nhánh mà có thể là nguyên nhân của vấn đề.
Với bước đầu tiên của cây thì những nguyên nhân này khá là đơn giản, nhưng chúng thực ra lại MECE – chúng không bị trùng nhau mà vẫn bao trùm được toàn bộ vấn đề.
Khi mà xem xét nguyên nhân cho từng nhánh thì chúng ta có thể phát triển ra thành một cây như thế này.
Chúng ta có thể lập thêm nhiều giả thiết và tạo ra cây cổ thụ với rất nhiều nhánh hơn nữa, nhưng bước đầu với cây như thế này, chúng ta đã biết là có thể tập trung tìm hiểu sâu hơn vào phần nào.
Như trong ví dụ này thì chúng ta có thể bắt tay vào điều tra xem là thực sự khách hàng có biết đến sự tồn tại của chức năng A này không đã. Có thể là chẳng có vấn đề gì với chức năng này, chẳng qua là khách hàng không biết đến nó mà thôi.
Đây là một ví dụ ngắn gọn và đơn giản giúp bạn hiểu Cây Vấn Đề và làm thế nào Issue Tree có thể giúp bạn break down một bài toán, một vấn đề, và cho bạn bước khởi đầu để giải quyết vấn đề đó.
Kết
Bạn đã thử sử dụng Issue Tree chưa? Comment cho mình biết nhé. Hãy Google để đọc thêm về cách thức giải quyết vấn đề này nếu bạn thấy thú vị. Đây cũng là phương thức mà được rất nhiều công ty Consulting nổi tiếng sử dụng, và rất có ích khi bạn đi phỏng vấn case interview với các công ty đó.
Đừng quên follow Facebook Page của The Light Collector để nhận những thông tin mới nhất nhé. Mình cũng đang có ý định bắt đầu viết newsletter – giống như một tuyển tập các thông tin/ kiến thức bổ ích mà mình gom nhặt được hàng tuần. Nếu bạn có hứng thú thì điền email dưới đây và chờ đợi mail của mình vào tháng 8 nhé!
Comments are closed.